Khai mạc Trại sáng tác ảnh nghệ thuật "Tinh hoa gốm Việt"

Nguyễn Trung Thành
Sáng ngày 27/5, Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt phối hợp cùng CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống tổ chức Trại sáng tác ảnh nghệ thuật “Tinh Hoa Gốm Việt”.

Tham gia buổi lễ khai mạc có ông Nguyễn Trung Thành, P. chủ tịch HĐQT Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt; Nhà báo Vương Xuân Nguyên, Trưởng Ban Trị sự Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống; NSNA. Nguyễn Thị Tuyết Minh, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Ủy viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, Phó Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống; NSNA. Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống và hơn 30 nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia của CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống cùng phóng viên của nhiều cơ quan báo chí của Trung ương và Hà Nội tham dự.

14-1653719934.jpg
Toàn cảnh buổi lễ khai mạc, Ảnh: Nguyễn Thành

Phát biểu tại lễ khai mạc Trại sáng tác ảnh nghệ thuật "Tinh Hoa Gốm Việt", ông Nguyễn Trung Thành, Phó chủ tịch HĐQT Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt cho biết, Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tọa lạc tại số 28, thôn 5, làng cổ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội được khởi công xây dựng từ năm 2018. Đây là một quần thể kiến trúc nằm trong khu đất rộng 3.700 m², với một mặt hướng vào làng Bát Tràng, một mặt ngoảnh ra dòng kênh Bắc Hưng Hải. Công trình có tổng số vốn đầu tư ước tính 150 tỉ đồng.

Theo đó, để tri ân công đức tổ nghề, công ơn đối với tổ tiên, với một ước nguyện gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của nghề gốm và làng văn Bát Tràng nói riêng, sự kết nối giữa các giá trị truyền thống làng nghề Việt nói chung, bà Hà Thị Vinh - hậu duệ đời thứ 15 của dòng họ Hà Hữu, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội, Phó chủ tịch Hiệp hội các làng nghề Việt Nam... đã dành hết Tâm và Tài của mình để xây dựng nên Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt này.

6-1653720645.jpg
Ông Nguyễn Trung Thành, Phó chủ tịch HĐQT Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt; Ảnh: Khắc Phú

Nhân dịp này, thay mặt Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, ông Nguyễn Trung Thành đánh giá cao ý nghĩa thiết thực của Trại sáng tác ảnh nghệ thuật "Tinh hoa gốm Việt" do CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống phối hợp cùng Trung tâm, Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, Tạp chí Mỹ thuật ứng dụng tổ chức. Đồng thời, bày tỏ hy vọng từ Trại sáng tác ảnh nghệ thuật "Tinh hoa gốm Việt" sẽ góp phần kết nối và lan tỏa những giá trị của tinh hoa gốm Việt, làng nghề Việt đến với công chúng trong và ngoài nước.

3-1653720706.jpg

Nhà báo Vương Xuân Nguyên, Trưởng ban Trị sự Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống phát biểu tại buổi lễ; Ảnh: Nguyễn Khánh

Thay mặt các đơn vị phối hợp tổ chức Trại sáng tác ảnh nghệ thuật "Tinh hoa gốm Việt", Nhà báo Vương Xuân Nguyên, Trưởng Ban Trị sự Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ và đồng hành tổ chức Trại sáng tác ảnh nghệ thuật "Tinh hoa gốm Việt" của Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, Tạp chí Mỹ thuật ứng dụng, Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển, Tạp chí Truyền thống và Phát triển, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tạp chí Nhà văn và Cuộc sống và đặc biệt là sự nhiệt thành tham gia của hơn 30 nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia thuộc CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống.

Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống cho biết, Hà Nội có 1000 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 318 làng nghề truyền thống. Tuy nhiên chỉ có 4 làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch và trở thành hình mẫu về phát triển du lịch nông thôn của Thủ đô: Gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), sinh vật cảnh thôn Cơ Giáo và Xâm Xuyên (cùng ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín). 

"Với sự ra đời của Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt gắn với nghề gốm Bát Tràng có lịch sử phát triển trên 1000 năm sẽ tạo ra những cơ sở hậu cần kỹ thuật để thúc đẩy du lịch nông thôn của Thủ đô trong thời gian tới. Nơi đây không chỉ gìn giữ, tôn vinh những giá trị tinh hoa làng nghề Việt được ông cha ta trao truyền qua bao thế hệ, mà nơi đây còn là địa chỉ đỏ để kết nối những sáng tạo của giới tinh hoa Việt với thế giới và là nơi tiếp thu, tiếp biến có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại để bổ sung cho những phát triển của tinh hoa Việt trong tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam. Điều này, trở nên đặc biệt quan trọng hơn trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta xác định Chuyển đổi số và du lịch nông thôn là hướng đi đột phá trong xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", Nhà báo Vương Xuân Nguyên nhấn mạnh. 

211-1653722519.jpg
NSNA. Nguyễn Thị Tuyết Minh (ngoài cùng bên phải) trao đổi với bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt về ý nghĩa của Trại sáng tác ảnh "Tinh hoa Gốm Việt"; Ảnh: Nguyễn Khánh

Là người có trên 30 năm hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật và báo chí, NSNA. Nguyễn Thị Tuyết Minh, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Ủy viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, Phó Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống đánh giá cao về mục đích và ý nghĩa cao đẹp của Trại sáng tác ảnh nghệ thuật "Tinh hoa gốm Việt".

Theo NSNA. Nguyễn Thị Tuyết Minh, trại sáng tác đã thu hút hơn 30 nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia nhằm lựa chọn những tác phẩm tiểu biểu để tham dự cuộc thi và triển lãm ảnh “Một thoáng Nông thôn mới Hà Nội” do Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp cùng Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam phát động trong năm 2022. Đồng thời, Trại sáng tác cũng sẽ góp phần tạo ra cơ sở dữ liệu ảnh phục vụ công tác truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh quê hương đất nước, thu hút du lịch trải nghiệm làng nghề truyền thống, giới thiệu những nét đẹp tinh hoa văn hoá gốm Việt, làng nghề Việt và lan tỏa những thông điệp phát triển bền vững đến công chúng trong và ngoài nước.

30-1653822263.jpg
NSNA. Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống; Ảnh: Đức Kiên

Còn theo chia sẻ của NSNA. Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống, Trại sáng tác ảnh Nghệ thuật "Tinh hoa gốm Việt" là một trong các đợt sáng tác năm 2022 của CLB về đề tài Nông thôn mới, quảng bá nét đẹp của những làng quê Việt.

"Thông qua những dịp sáng tác như thế này, không chỉ tìm kiếm những tác phẩm độc đáo để tham dự cuộc thi và triểm lãm ảnh "Một thoáng Nông thôn mới Hà Nội", mà còn là một cơ hội cọ sát giúp cho các thành viên CLB nâng cao tay nghề, trao đổi nghiệp vụ ảnh. CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống được Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam - Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam bảo trợ dù mới được thành lập nhưng đến nay đã tập hợp được gần 100 Nghệ sĩ nhiếp ảnh, Nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên. Chúng tôi hướng đến là một CLB hoạt động chuyên nghiệp, thực chất và hiệu quả...", NSNA. Nguyễn Văn Hải chia sẻ.

VTV1 đưa tin về trại sáng tác ảnh nghệ thuật "Tinh hoa gốm Việt"

Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội đưa tin về tại sáng tác ảnh nghệ thuật "Tinh hoa gốm Việt"

Dưới đây là một số khuôn hình tại buổi khai mạc Trại sáng tác ảnh nghệ thuật "Tinh hoa gốm Việt"

12-1653723416.jpg
Các NSNA, Nhiếp ảnh gia lưu niệm bên ngoài tòa nhà Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt; Ảnh: Tùng Nguyễn
10-1653723557.jpg
Các nữ NSNA, Nhiếp ảnh gia tham gia Trại sáng tác; Ảnh: Nguyễn Khánh
5-1653723645.jpg
Các nam NSNA, Nhiếp ảnh gia lưu niệm cùng Phó Chủ nhiệm thường trực CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống Nguyễn Thị Tuyết Minh; Ảnh: Khắc Phú
11-1653723837.jpg
Chủ tịch Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt Hà Thị Vinh (đứng đầu hàng bên trái) trò chuyện thân mật với một số đại biểu tham dự Trại sáng tác ảnh nghệ thuật "Tinh hoa gốm Việt"; Ảnh: Nguyễn Khánh
9-1653724037.jpg
Phó Chủ tịch HĐQT Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt Nguyễn Trung Thành trả lời báo chí; Ảnh: Khắc Phú
11-1653724108.jpg
Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Khoa học và Cuộc sống Vương Xuân Nguyên thăm quan khu sáng tác nghệ thuật gốm Bát Tràng tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt; Ảnh: Tùng Nguyễn
13-1653724233.jpg
Nghệ nhân đang sáng tác gốm tại Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt; Ảnh: Nguyễn Thành
15-1653724637.jpg
Hậu trường cảnh chụp trong làng cổ Bát Tràng; Ảnh: Khắc Phú
18-1653819949.jpg
Công nhân vệ sinh phôi gốm trước khi vào nung: Ảnh: Sĩ Quang
19-1653820063.jpg
Niền vui bên gốm; Ảnh: Sĩ Quang
2111-1653820253.jpg
Công nhân tạo khuôn cho tác phẩm gốm; Ảnh: Nguyễn Đức Kiến
22-1653820445.jpg
Nghệ thuật điêu khắc từ ánh sáng tại Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt; Ảnh: Bích Hải
23-1653820525.jpg
Hoài niệm gốm xưa; Ảnh: Trường Giang
24-1653820590.jpg
Thành quả lao động; Ảnh: Minh Phượng
25-1653820665.jpg
Lao động là vinh quang; Ảnh: Trần Cảnh
26-1653820747.jpg
Cần mẫn thổi hồn vào gốm; Ảnh: Vũ Chiến
28-1653820824.jpg
Nghệ nhân thiếp vàng cho gốm; Ảnh: Nguyễn Gia Khánh

Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt có kiến trúc tòa nhà được lấy cảm hứng từ những khối bàn xoay “vuốt gốm” truyền thống, giao thoa, nhào nặn với những mặt cong đa diện, chuyển động mềm mại và tự do đã tạo nên công trình độc đáo này. Với 7 trụ xoay, kích thước và kiểu dáng không giống nhau tạo nên sự khác biệt rất riêng như chính nghề sản phẩm thủ công truyền thống. Hình ảnh những đường chỉ ngang trượt theo mặt cong như sự tiếp nối của dòng chảy sông Hồng, từ ngàn năm nay đã ôm trọn làng gốm. Tông màu chủ đạo là nâu đất, chính là màu của đất sét - nguyên liệu sản xuất gốm truyền thống và cũng là màu của phù sa của dòng sông Hồng, bồi đắp nên sự trù phú, thịnh vượng cho làng nghề gốm Bát Tràng. Tòa nhà hướng mặt ra dòng sông Bắc Hưng Hải, một công trình trị thủy đầu tiên của miền Bắc nước ta được khởi công xây dựng từ năm 1958 có ý nghĩa rất lớn trong việc điều hòa dòng chảy, tránh sự xói mòn do lũ của sông Hồng làm lở làng. Nay dòng sông hiền hòa, tạo cảnh quan xanh mát cho làng Bát Tràng.